Phong cách nội thất Art & Crafts

Art & Crafts

Art & Crafts là phong trào nghệ thuật tôn vinh vẻ đẹp của thủ công và mỹ nghệ “làm mưa làm gió” tại Anh cuối thế kỷ 19. Phong trào này cũng là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các phong cách thiết kế nổi tiếng như Art Nouveau, Art Deco….

Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng DQT Design tìm hiểu về phong cách Art & Crafts và ứng dụng của phong cách này trong nội thất.

1. Lịch sử hình thành

Cuối thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp hóa ngày càng phát triển, làng nghề thủ công dần bị thay thế bởi các nhà máy và hệ thống sản xuất hàng loạt. Tại Anh, phong trào Art & Crafts ra đời như cách để tôn vinh những nghệ nhân thủ công và hồi sinh các kỹ thuật thủ công truyền thống của Anh như tráng men, thêu ren và thư pháp…

Năm 1851, triển lãm quốc tế đầu tiên về các sản phẩm thủ công đã được tổ chức tại Hyde Park, London. Triển lãm đã thu hút rất nhiều nghệ sĩ mong muốn bảo tồn và tôn vinh ý nghĩa của các sản phẩm thủ công cũng như phản ứng lại với kiểu trang trí cầu kỳ, quá mức của chủ nghĩa Victoria. 

Art & Crafts
Nguồn ảnh: Sưu tầm

William Morris là nghệ sĩ nổi bật của phong trào Art & Crafts, những tác phẩm của ông được ủng hộ qua các bài viết của nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng người Anh John Ruskin. 

John Ruskin (1819-1900) – nhà phê bình nghệ thuật, xã hội người Anh vĩ đại nhất Thời kì Victoria. Ruskin đã cho ra đời rất nhiều bài viết đả phá quyết liệt những khía cạnh tồi tệ nhất của công nghiệp hóa. Ông cho rằng các loại hình nhà máy sản xuất cơ khí với hàng loạt nhân công phục vụ ra đời từ cuộc cách mạng công nghiệp giống như là “lao động nô lệ”. Với ông, một xã hội lành mạnh là người lao động được làm việc độc lập và họ cũng chính là người thiết kế nên những điều họ làm. “Khi các kỹ thuật truyền thống bị mai một cũng là lúc người lao động bị lệ thuộc vào máy móc, nhà xưởng hơn là trí óc và đôi tay của bản thân” – Ruskin viết. 

William Morris (1834 – 1896) là nhà thiết kế dệt đồng thời cũng là nhà thơ, nhà văn, dịch giả và nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa người Anh. Ông đặc biệt coi trọng giá trị to lớn của nghề thủ công và vẻ đẹp của chất liệu tự nhiên. Những đóng góp của ông có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hồi sinh nghệ thuật và phương pháp dệt truyền thống của Anh. William Morris cũng chính là người đưa triết lý của John Ruskin vào thực tiễn. Quan điểm của ông về thủ công mỹ nghệ: “Công việc này không bao giờ có sự phân chia lao động chứ không hẳn là không có sự hỗ trợ của máy móc”. Năm 1861, William Morris và các cộng sự của mình đã thành lập Morris Marshall Faulkner & Co (sau này là Morris & Co) – công ty chuyên thiết kế và sản xuất chuyên thiết kế giấy dán tường với hình ảnh thiên thiên và trở thành nhà thiết kế nổi tiếng quốc tế.

2. Đặc trưng của kiến trúc, nội thất Art & Crafts

2.1. Vật liệu

Art & Crafts đề cao tính bền vững qua thời gian nên gỗ, thủy tinh, sắt, đá được sử dụng nhiều trong phong cách này. Những vật liệu này được khai thác từ tự nhiên, qua khối óc, bàn tay của nghệ nhân, chúng trở thành những đồ vật “có tiếng nói”. Tính chất của các loại vật liệu này đối lập trực tiếp với sự tiến bộ của phong trào Victoria – cuộc cách mạng công nghiệp hướng tới những vật liệu rẻ có thể tái tạo và được trang trí công phu.  

Art & Crafts
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Art & Crafts
Nguồn ảnh: Sưu tầm

2.2. Hình thức

Phong cách này ưa chuộng chức năng hơn hình thức. Các món đồ nội thất và các chi tiết trang trí trong Art & Crafts chủ yếu là các đường thẳng hình học. Ngay cả các loại kính màu hoa văn sặc sỡ đã được thay thế bằng kính màu cắt xén kiểu hình học.  

Art & Crafts
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Art & Crafts
Nguồn ảnh: Sưu tầm

2.3. Họa tiết

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận với Art & Crafts. Các chi tiết trang trí của phong cách này luôn có sự xuất hiện của hoa văn cây cỏ, động thực vật với màu sắc độc đáo. Họa tiết trang trí thiên nhiên có thể xuất hiện trên giấy dán tường, rèm cửa hoặc các bức tranh treo tường

Art & Crafts
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Nguồn ảnh: Sưu tầm

2.4. Màu sắc

Art & Crafts chú trọng nhiều đến vẻ đẹp tự nhiên nên màu của đá, vỏ cây, lá, cỏ được xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm theo trường phái này. Các tông màu như màu vàng, vàng nghệ, màu xanh olive, xanh dương, màu đỏ… hòa quyện với nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động.

Nguồn ảnh: Sưu tầm
Nguồn ảnh: Sưu tầm

2.5. Yếu tố địa phương

Bảo tồn các giá trị truyền thống, phục hồi các kỹ thuật truyền thống và đề cao sự khéo léo của người nghệ nhân là ý nghĩa của Art & Crafts. Nông thôn Anh cuối thế kỉ 19 là một phần cảm hứng cho phong trào Art & Crafts. Những sản vật truyền thống của đất nước Anh được đưa vào thiết kế, đem đến sự gần gũi và thoải mái. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm
Nguồn ảnh: Sưu tầm

2.6. Kính màu hình học

Nhắc tới kính màu ta sẽ ngay lập tức liên tưởng đến mẫu đèn Tiffany cổ điển nổi tiếng một thời. Mẫu đèn này lần đầu tiên ra mắt vào năm vào năm 1893 bởi nghệ nhân Clara Driscoll. Tuy ra đời dưới phong trào Art & Crafts nhưng thiết kế đèn này vẫn được coi là một phần không thể thiếu của phong trào Art Nouveau.

Nguồn ảnh: Sưu tầm
Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trên đây là những thông tin về phong cách nội thất Art & Crafts do DQT Design tổng hợp hy vọng sẽ giúp quý khách hàng có lựa chọn thích hợp. Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế nội thất nhà ở, căn hộ, cửa hàng thời trang, quán cafe, spa…vui lòng liên hệ với DQT Design qua hotline 093.646.0391 để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *